Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

 Một tâm hồn hoàn toàn được làm bằng máu, bằng lệ và bằng những khát khao rung cảm của một con người hoàn toàn đau khổ – Hàn Mặc Tử. Đọc thơ Hàn nghe như à trong sáng, rạo rực nhưng lại ẩn khuất nỗi đau đời và mặc cảm hạnh phúc chưa bao giờ trọn vẹn. Phân tích Đây Thôn Ví Dạ của Hàn Mặc Tử mang nội dung đó.

Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút nổi bật của phong trào thơ Mới lãng mạn 1930-1945. Hàn Mặc Tử được đánh giá là “lạ nhất” và “đau nhất” trong thời kì văn học rực rỡ của cái tôi cá nhân này.

Vĩ Dạ là một làng nhỏ nằm sát bên thành phố Huế, cạnh bờ sông Hương. Vĩ Dạ có những ngôi nhà xinh xắn ẩn hiện giữa vườn cảnh, cây trái và rặng cau. Ở Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử gặp được nàng thơ Hoàng Thị Kim Cúc. Nó đã khơi gợi cảm hứng cho thi nhân viết lên bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” vào một ngày năm 1938. Bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà còn là niềm dự cảm về hạnh phúc chia xa của một tâm hồn “khao khát trần giới mà phải lìa bỏ trần gian”.

Trong kí ức Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ đẹp nhất khi bình minh:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Cảnh nước non Thừa Thiên thật thanh tú!

Câu hỏi “sao anh” âm vang như lời mời gọi lại như cũng vừa trách móc Hàn Mặc Tử. Vĩ Dạ đẹp là thế, đáng yêu, đáng sống là thế mà sao Hàn không chịu về thăm? Nhưng lời trách móc mà có tới 6/7 thanh bằng? Do đó, câu thơ tạo nên âm hưởng thiết tha, trìu mến.

Vĩ Dạ đẹp thế nào? Làm một chuyến trở về Vĩ Dạ trong tưởng tượng, Hàn bắt gặp bức tranh “thiên đường mặt đất” trong nắng bình minh.

Nắng là hình ảnh quen thuộc, có sức ám ảnh trong thơ Hàn:

“Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”

Ở Vĩ Dạ, bức tranh làng quê được vẽ bằng màu nắng giòn tan rọi ngàn tia sáng qua kẽ lá cau in bóng mặt đất, màu nắng mỡ màng trên chiếc lá xanh non. Thiên nhiên ẩn giấu khuôn mặt chữ điền của người con gái Huế càng khiến bức tranh trở nên thân thương, gần gũi hơn.

Sau khi ngất ngây với cảnh-sắc-tình Vĩ Dạ, nhân vật trữ tình chuyển điểm nhìn sang dòng Hương giang vắng lặng bằng lăng kính mặc cảm:

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Không gian bỗng “cóc nhảy” từ bình minh về đêm tối, từ tươi vui về lo âu, từ ấm áp đến chia li, tuyệt vọng.

Khai thác chất liệu thơ từ những hình ảnh quen thuộc, song logic cảm xúc lại có điều gì đó rất lạ thường. Gió lại không chung chiều với mây, trong khi hai thực thể này vốn không thể tách rời. Đó là cuộc chia li đầu tiên. Chứng kiến cuộc chia li, dòng nước thấy như “buồn thiu”. Có nỗi buồn nào còn hơn cả “buồn thỉu buồn thiu” đây? Rồi đến hoa bắp, khi đang vừa đạt độ kết trái, là lúc xuân sắc nhất, vậy mà chỉ “lay”. “Lay” chẳng gợi buồn, cũng chẳng gợi vui. Nhưng nó có khả năng gợi lên những câu thơ đầy buông tủi:

Nhận xét